Key Benefits of EVFTA Europe Vietnam

Phát huy tối đa những lợi ích của Hiệp định EVFTA đối với các công ty châu Âu và Việt Nam

EVFTA: từ giảm thuế cho tới các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư mới – đây là cách mà hiệp định thương mại tự
KC Chang by Kian Chuan CHANG
Post contents

Vào tháng 8/2020, Liên minh Châu Âu hoàn tất thủ tục phê chuẩn và Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và châu Âu đã chính thức có hiệu lực. Đây là hiệp định thương mại tự do thứ tư mà EU ký kết với một quốc gia châu Á và cũng như các hiệp định thương mại tự do trước đó, hiệp định này dỡ bỏ rào cản thuế quan và bảo hộ đầu tư. Mục tiêu chính của nó là thúc đẩy sức bật của nền kinh tế Việt Nam và EU — một thị trường kết hợp khổng lồ với tổng dân số lên tới 550 triệu người.

Là một nền kinh tế mới nổi trong khu vực ASEAN, GDP của Việt Nam đang tăng trưởng ổn định ở mức 5,1% trong suốt 10 năm qua (số liệu trước đại dịch). Đây là nền kinh tế xuất siêu với tổng giá trị xuất khẩu đạt 281 tỉ đô la (FOB) và tổng giá trị nhập khẩu là 261 tỉ đô la (CIF) trong năm 2020. Biểu đồ dưới đây cho biết số liệu do chính phủ cung cấp của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến phần còn lại của thế giới:

 

CAC MAT HÄNG XUAT KHAU CHiNH TÜ VIET NAM (2021)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
 
 

EVFTA mang đến những lợi ích lớn nào?

EVFTA mang đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư và tổ chức thương mại ở cả Việt Nam và châu Âu. Dưới đây là những nội dung nổi bật trong hiệp định1 :

Dỡ rào cản thuế quan: Là quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu lớn nhất trong khối ASEAN, các tổ chức thương mại tại Việt Nam có được những lợi ích sau từ Hiệp định EVFTA:

  1. Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, EU dự kiến sẽ xóa bỏ khoảng 85,6% mã thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam, tương đương 70,3% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu.
  2. Trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ tiến tới xóa bỏ 99,2% mã thuế, tương đương 99,7% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu.
  3. Đối với phần 0,3% doanh thu xuất khẩu còn lại, Châu Âu cũng cam kết cung cấp hạn ngạch thuế quan với tỉ lệ thuế nhập khẩu là 0% nếu giữ vững hạn ngạch.

Đổi lại, Việt Nam cam kết giảm thuế như sau đối với các sản phẩm xuất khẩu từ châu Âu:

  • Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, Việt Nam cam kết giảm bớt 48,5% dòng thuế ngay lập tức, tương đương khoảng 64,5% tổng doanh thu xuất khẩu..
  • Trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ dỡ bỏ 91,8% dòng thuế, tương đương 97,1% doanh thu xuất khẩu của châu Âu.
  • Sau 10 năm, 98,3% dòng thuế sẽ được loại bỏ (tức gần 99,8% tổng doanh thu nhập khẩu).
  • • Đối với 1,7% dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan theo đúng cam kết với WTO hoặc dựa theo lộ trình xóa thuế đặc biệt tương ứng.

Bên cạnh việc giảm thuế, các chương và quy định khác của Hiệp định EVFTA cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam, đồng thời củng cố mối quan hệ hợp tác đa phương giữa các bên. Một số ví dụ có thể kể đến như:

Quy tắc xuất xứ (RoO)): Đơn giản hóa định nghĩa và thủ tục liên quan đến RoO. Hàng hóa có xuất xứ từ EU được nhập vào Việt Nam và ngược lại sẽ được giảm thuế theo như Hiệp định EVFTA ngay khi xuất trình bất kỳ tài liệu chứng minh xuất xứ nào sau đây:

  1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CoO) đúng mẫu.
  2. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU, Giấy tuyên bố xuất xứ được lập đúng mẫu bởi đơn vị xuất khẩu được phê duyệt cho mọi lô hàng bất kể giá trị, hoặc bởi bất kỳ đơn vị xuất khẩu nào cho các lô hàng có tổng giá trị không vượt quá 6000 €.
  3. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Giấy tuyên bố xuất xứ được lập bởi đơn vị xuất khẩu và đăng ký trong cơ sở dữ liệu điện tử theo đúng luật pháp liên quan của EU. Theo quy định này, cơ quan chính phủ liên quan tại EU sẽ phải liên hệ để thông báo với bên Việt Nam trong trường hợp đơn vị xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ luật pháp như vậy.

Công nhận các tiêu chuẩn chung: Để đảm bảo sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của các thành viên tham gia Hiệp định EVFTA,hiệp định ghi nhận một số tiêu chuẩn chung nhằm thúc đấy các giao dịch thương mại giữa EU và Việt Nam, chẳng hạn như: Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật (SPS), Chỉ dẫn địa lý (GI), Tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư: Với việc thông qua EVFTA, Chính phủ Việt Nam cam kết mở cửa nền kinh tế để tiếp nhận đầu tư trong lĩnh vực sản xuấtvới một số mũi nhọn quan trọng như thực phẩm và đồ uống, phân bón và vật liệu ni-tơ tổng hợp, lốp xe và đường ống, găng tay và các sản phẩm từ nhựa, gốm và vật liệu xây dựng. Việc này sẽ góp công lớn trong việc gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là từ các quốc gia thành viên EU.

Để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư Việt Nam và EU, một cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư dài hạn đã được thành lập theo Hiệp định EVFTA bằng cách thiết lập Hệ thống trọng tài đầu tư độc lập có chức năng xử lý mọi tranh chấp thương mại.

Quyền sở hữu trí tuệ: Hiệp định EVFTA yêu cầu cơ quan hải quan phải chủ động tịch thu mọi hàng hóa bị nghi ngờ là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác với chủ sở hữu quyền trong quá trình điều tra, trong đó bao gồm cung cấp cho họ những thông tin liên quan để phân tích rủi ro. Quy định này sẽ gia cố thêm cho cơ chế bảo hộ mà các chủ sở hữu quyền ở Việt Nam và châu Âu vốn đã được hưởng.

“Nhờ có Hiệp định EVFTA mà sự phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu hứa hẹn sẽ bứt tốc trong những năm tới nhờ thi hành giảm thuế và đơn giản hóa các quy định liên quan đến Quy tắc xuất xứ.”

GEODIS: Đối tác uy tín trên toàn cầu trong lĩnh vực hải quan và tuân thủ đầy đủ quy chuẩn thương mại quốc tế

Mặc dù các quy định thương mại quốc tế và hiệp định thương mại tự do thường có vẻ phức tạp và không rõ ràng, việc hiểu rõ từng chi tiết sẽ mang lại nhiều lợi ích hữu hình đáng kể cho những công ty hoạt động ở các quốc gia và khu vực khác nhau.

Với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ đại lý hải quan hàng đầu thế giới, GEODIS tự hào cung cấp hàng loạt giải pháp quản lý thương mại và hải quan chuyên nghiệp cho tất cả các quý khách hàng trên toàn cầu. Chúng tôi có hơn 1100 chuyên gia thương mại chuyên nghiệp trên khắp thế giới, chuyên hỗ trợ khách hàng trong việc tìm hiểu các quy định hải quan và hiệp định thương mại tự do cũng như cung cấp nhiều giải pháp xuyên biên giới hiệu quả để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa suôn sẻ, tối ưu hóa thuế và tuân thủ đúng các quy định hải quan tại mọi thời điểm.

Bạn muốn tìm hiểu thêm?

Đừng ngại liên hệ với chúng tôi nếu công ty bạn cần được hỗ trợ qua email: [email protected]

 


Nguồn: EU-Việt Nam – Văn bản Hiệp định (European Commission - https://policy.trade.ec.europa.eu/eu-trade-relationships-country-and-region/countries-and-regions/vietnam/eu-vietnam-agreement/texts-agreements_en)

 

 

92 views